Đa dạng họ sim (Myrtaceae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An

Thứ tư - 07/12/2022 02:32
Nghiên cứu về đa dạng họ Sim (Myrtaceae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống, tỉnh Nghệ An được tiến hành từ tháng 05 năm 2019 đến tháng 10 năm 2021. Đã thu được 108 mẫu, xác định được 38 loài, thuộc 9 chi; trong đó bổ sung cho danh lục thực vật Khu BTTN Pù Huống 3 chi và 20 loài.
Nguyễn Cảnh Hiếu (1), Đào Thị Minh Châu (2), Đỗ Ngọc Đài (3), Lê Thị Hương (4)
1Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An
2,4Khoa Sinh học, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh
3Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Đăng: Tạp chí khoa học, Tập 50 – Số 4A/2021, tr. 19-28 – Trường Đại học Vinh.
Tóm tắt: Nghiên cứu về đa dạng họ Sim (Myrtaceae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống, tỉnh Nghệ An được tiến hành từ tháng 05 năm 2019 đến tháng 10 năm 2021. Đã thu được 108 mẫu, xác định được 38 loài, thuộc 9 chi; trong đó bổ sung cho danh lục thực vật Khu BTTN Pù Huống 3 chi và 20 loài. Các loài trong họ Sim có nhiều giá trị sử dụng: cho tinh dầu với 38 loài (chiếm 100%), làm thuốc 14 loài (36,84%), lấy gỗ 12 loài (31,58%), ăn được 9 loài (23,68%), làm cảnh 5 loài (13,16%); lấy tanin 2 loài (5,26%). Phổ dạng sống của họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống là:SB=7,89%Mg+34,21%Me+52,63%Mi+5,26%Na. Yếu tố địa lý của các loài thuộc họ Sim cũng đã được xác định: yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu Việt Nam chiếm 44,73% tổng số loài; yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 39,47%; yếu tố cổ nhiệt đới chiếm 7,89%; yếu tố cây trồng chiếm 5,26% và yếu tố chưa xác định chiếm 2,63%.
Từ khóa: Đa dạng; họ Sim; khu bảo tồn thiên nhiên; Nghệ An; Pù Huống.
 Đặt vấn đề
Họ Sim (Myrtaceae) trên thế giới có khoảng 130 chi, 4.500-5.000 loài. Phân bố ở châu Phi, nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Úc, các đảo Thái Bình Dương, châu Mỹ [3], [4]. Ở Việt Nam, họ Sim có 15 chi và 107 loài, phân bố từ đồng bằng, trung du đến miền núi cao [6], [8]. Nhiều loài trong họ Sim được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm thuốc, cho gỗ, cho tinh dầu, làm cảnh... [2], [6], [9].
Khu BTTN Pù Huống, được thành lập từ năm 2002 với diện tích rừng được giao quản lý là 49.806 ha, thuộc 12 xã của 5 huyện miền núi là Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương và Con Cuông [1]. Điều kiện khí hậu nơi đây mang đặc điểm chung là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ động, thực vật phong phú [1]. Hiện nay, nghiên cứu thực vật ở đây đã có một số công trình: Hoàng Văn Sâm và cộng sự [12], Võ Minh Sơn và cộng sự [14], Nguyễn Thanh Tú và cộng sự [16], Nguyễn Thị Hoài Nam và cộng sự [10], Nguyễn Thị Yến và cộng sự [17], Nguyễn Thành Chung và cộng sự [5], Phạm Văn Đông và cộng sự [7]. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về thành phần loài họ Sim thì chưa có công trình nào đề cập đến. Bài báo này cung cấp thêm những dẫn liệu về đa dạng họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An.
  1. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các loài trong họ Sim (Myrtaceae) phân bố ở Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An.
            2.2. Thu mẫu, xử lý mẫu
Thu mẫu và xử lý mẫu vật họ Sim theo phương pháp thông dụng hiện hành [15]. Thời gian tiến hành từ tháng 05/2019 đến tháng 10/2021. Mẫu vật được lưu trữ ở Phòng Tiêu bản thực vật, Trung tâm Thực hành thí nghiệm, Trường Đại học Vinh; Phòng Tiêu bản mẫu thực vật, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An và Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống. 

2.3. Địa điểm và các tuyến thu mẫu

Để thu mẫu các loài trong họ Sim, chúng tôi lựa chọn 9 tuyến nghiên cứu chính trải qua 9 xã, thuộc 5 huyện của Khu BTTN Pù Huống (Hình 1).
 

Hình 1: Bản đồ tuyến điều tra họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống

2.4. Xác định tên khoa học

Để xác định các loài họ Sim, chúng tôi sử dụng phương pháp hình thái so sánh. Các tài liệu được sử dụng để định loại: Cây cỏ Việt Nam [8], Chi Trâm ở Đông Dương [13], Thực vật chí Trung Quốc (phần họ Sim) [3], Thực vật chí Thái Lan [4]. Một số mẫu khó được so mẫu ở Phòng mẫu thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
Đánh giá tính đa dạng về yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn [15]; giá trị sử dụng theo Võ Văn Chi [2], Đỗ Tất Lợi [9], Danh lục các loài thực vật Việt Nam [6]; dạng sống theo Raunkiaer [11].
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đa dạng thành phần loài
Kết quả thu thập và định loại các loài họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An đã xác định được 38 loài, 9 chi. Bổ sung cho Danh lục thực vật Khu BTTN Pù Huống (2016) 3 chi và 20 loài [1] (Bảng 1).

Bảng 1: Thành phần loài trong họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An

TT Tên khoa học Tên Việt Nam YTĐL DS Giá trị sử dụng
1 Acnema       acuminatissima
(Blume) Merr. & Perry
Thoa 4 Me LGO, AND, CTD
2 Baeckea frutescens L. Chổi xể 4.2 Mi THU, CTD, CAN
3 Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & Perry** Vối 3.1 Me THU, TAN, CTD
4 Cleistocalyx             nigrans
(Gagnep.) Merr. & Perry*
Trâm vối lá đen 6 Mi LGO, CTD, CAN
5 Decaspermum gracilentum (Hance) Merr. & Perry** Thập tử mảnh 6.1 Mi CTD
6 Eucalyptus globulus Labill. Bạch đàn xanh 7 Me THU, LGO, CTD
7 Psidium guajava L. Ổi 7 Mi THU, AND, CAN, CTD
8 Rhodamnia         dumetorum
(Poir.) Merr. & Perry**
Sim rừng lớn 4 Na THU, AND, CTD, CAN
9 Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. Sim 3.1 Na THU, AND, CAN, CTD
10 Syzygium aromaticum (L.) Merr. & Perry* Đinh hương 4.1 Me THU, AND, CTD
11 Syzygium          attopeuensis
(Gagnep.) Merr.& Perry
Trâm attopeu 4.5 Mi CTD
12 Syzygium baviensis (Gagnep.) Merr. & Perry Trám ba vì 6 Mi CTD
13 Syzygium              boisianum
(Gagnep.) Merr.*  
Trâm bois 6 Mi CTD
14 Syzygium buxifolium Hook. & Arn.* Trâm lá cà na 6.1 Mi CTD
15 Syzygium chanlos (Gagnep.) Merr.& Perry Trâm trắng 6.1 Mi LGO, AND, CTD
16 Syzygium         chloranthum
(Duthie) Merr. & Perry*
Trâm hoa xanh 4.1 Mi CTD
17 Syzygium cumini (L.) Skeels Vối rừng 4 Mg THU, LGO, CTD
18 Syzygium formosum (Wall.) Masam. Trâm lá chụm ba 4.3 Me THU, LGO, CTD
19 Syzygium       grande             (Wight) Walp* Trâm đại 4.1 Me LGO, CTD
20 Syzygium irregularre (Craib) Merr. & Perry* Trâm không đều 6.1 Mi CTD
21 Syzygium jambos (L.) Aston Gioi 3.1 Me THU, AND, TAN, CTD
22 Syzygium laosense (Gagnep.) Merr. & Perry* Trâm lào 4.5 Me THU, CTD
23 Syzygium levinei (Merr.) Merr. & Perry Trâm núi 6.1 Me THU, LGO, CTD
24 Syzygium         megacarpum
(Craib)        Rathakr.         &
N.C.Nair.*
Gioi rừng 4.2 Mi CTD
25 Syzygium odoratum (Lour.) DC.* Trâm thơm 6.1 Me LGO, CTD
26 Syzygium petelotii Merr. & Perry* Trâm petelot 6 Mi CTD
27 Syzygium polyalthum (Wight) Walp Sắn thuyền 4.1 Mg THU, LGO, AND, CTD
28 Syzygium       rubibicumdum
Wight et Arn
Tràm đỏ 6 Mi CTD
29 Syzygium sp. Trâm lông 8 Mi CTD
30 Syzygium sterrophyllum Merr. & Perry * Trâm lá cứng 6.1 Mi CTD
31 Syzygium stoongii (Merr.) Merr. & Perry* Trâm quả trắng 6.1 Mi CTD
32 Syzygium syzygioides (Miq.) Merr. & Perry Trâm kền kền 4 Mg AND, LGO, CTD
33 Syzygium tephroides (Hance) Merr. & Perry* Trâm tro 6.1 Mi CTD
34 Syzygium             tonkinense
(Gagnep.) Merr. & Perry
Trâm bắc 6 Mi CTD
35 Syzygium tramnion (Gagnep.) Merr. & Perry* Trâm rim 6 Me CTD
36 Syzygium vestitum Merr. et Perry* Trâm phủ 6 Mi CTD
37 Syzygium zeylanicum (L.) DC. Trâm tích lan 4 Me THU, LGO, CTD
38 Syzygium zimmermannii (Warb. ex Craib) Merr. &
Perry*
Trâm zimmermann 4.5 Me CTD
Ghi chú: **,* Chi và loài bổ sung cho danh lục Khu BTTN Pù Huống 2016; DS: Dạng sống; YTĐL: Yếu tố địa lý; GTSD: Giá trị sử dụng; THU: Làm thuốc; CTD: Cho tinh dầu; AND: Ăn được; LGO: Cho gỗ; CAN: Làm cảnh; TAN: Cho tanin; YTĐL: 3.1. Yếu tố nhiệt đới Á - Úc; 4. Yếu tố châu Á nhiệt đới; 4.1. Yếu tố Đông Dương - Malêzi; 4.2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ; 4.3. Yếu tố Đông Dương - Himalaya; 4.5. Yếu tố Đông Dương; 6: yếu tố đặc hữu; 6.1. Yếu tố cận đặc hữu; 7. Yếu tố cây trồng; 8. Yếu tố chưa xác định, Mg: Cây chồi trên mặt đất lớn; Me: Cây chồi trên đất vừa; Mi: Cây chồi trên mặt đất thấp, Na: Cây có chồi lùn trên đất.

3.2. Phân bố loài trong các chi

Kết quả nghiên cứu đã thống kê được số lượng loài trong mỗi chi của họ Sim (Myrtaceae) ở Khu BTTN Pù Huống. Kết quả được thể hiện qua Bảng 2.

Bảng 2: Phân bố số lượng loài trong mỗi chi của họ Sim

Tên chi   Số loài trong chi Tỷ lệ (%)
Acnema,    Baeckea,   Decaspermum,
Psidium, Rhodamnia, Rhodomyrtus
Eucalyptus, 1 2,63
Cleistocalyx   2 5,26
Syzygium   29 76,32
Từ kết quả Bảng 2 cho thấy, họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống có 9 chi đã được xác định, số lượng các loài phân bố trong mỗi chi sai khác nhau rất nhiều. Trong đó, có tới 7 chi chỉ có 1 loài, 1 chi có 2 loài và 1 chi có tới 29 loài. Syzygium là chi có số lượng loài nhiều nhất với 29 loài, chiếm 76,32% tổng số loài; chi Cleistocalyx có 2 loài, chiếm 5,26% tổng số loài; các chi còn lại là Acnema, Baeckea, Decaspermum, Eucalyptus, Psidium, Rhodamnia, Rhodomyrtus cùng có 1 loài, chiếm 2,63% tổng số loài.

3.3. Đa dạng về dạng sống

Trong quá trình tiến hóa, các sinh vật phải trải qua quá trình biến đổi lâu dài để thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, kết quả mỗi loài có những đặc điểm hình thái nhất định phân biệt với những loài khác. Các quần xã sinh vật nói chung và quần xã thực vật nói riêng đều có những đặc trưng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống của các loài tạo nên hệ thực vật đó. Vì thế, chúng tôi tiến hành phân tích dạng sống của các loài trong họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống để góp phần vào việc lập phổ dạng sống cho hệ thực vật trong vùng, giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của vùng và từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu trong công tác bảo tồn và khai thác.
Dạng sống của các loài thuộc họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống được xác định dựa theo thang phân loại của Raunkiaer [11]. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài thuộc họ Sim đều thuộc nhóm cây chồi trên (Ph). Chi tiết về dạng sống của các loài thuộc họ Sim được thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3: Dạng sống của các loài thuộc họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống

Dạng sống cây chồi trên Ph Ký hiệu Số loài Tỷ lệ (%)
Cây chồi trên nhỏ Mi 20 52,63
Cây chồi trên vừa Me 13 34,21
Cây chồi trên lớn Mg 3 7,89
Cây chồi lùn  Na 2 5,26
Từ kết quả phân tích về dạng sống của các loài họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống đã lập được phổ dạng sống cho nhóm cây chồi trên (Ph) ở địa điểm nghiên cứu như sau: SB=7,89%Mg+34,21%Me+52,63 %Mi+5,26%Na.
Như vậy, nhóm dạng sống cây chồi trên nhỏ (Mi) chiếm ưu thế với 52,63%; tiếp đến là nhóm cây chồi vừa (Me) với 34,21% tổng số loài, cây chồi lớn với 3 loài, chiếm 7,89%; thấp nhất là nhóm cây chồi lùn với 2 loài, chiếm tỉ lệ 5,26 %. Kết qủa nghiên cứu này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác về dạng sống của các loài cây họ Sim, chủ yếu là cây chồi trên nhỡ và vừa.

3.4. Đa dạng về giá trị sử dụng

Kết quả điều tra, tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong họ Sim cho thấy trong số 38 loài thuộc họ Sim xác định được ở Khu BTTN Pù Huống thì cả 38 loài đều có giá trị sử dụng với 6 nhóm chính được thể hiện ở Bảng 4.

Bảng 4: Giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống

TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài* Tỉ lệ (%)
1 Cây tinh dầu CTD 38 100
2 Làm thuốc  THU 14 36,84
3 Lấy gỗ LGO 12 31,58
4 Cây ăn được   AND 9 23,68
5 Cây làm cảnh  CAN 5 13,16
6 Cây tannin TAN 2 5,26
           Ghi chú: * 1 loài có thể cho 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau
Kết quả ở Bảng 4 cho thấy trong số 6 nhóm giá trị sử dụng của các loài họ Sim thì nhóm cây cho tinh dầu có nhiều loài nhất với 38 loài, chiếm 100%; tiếp đến là nhóm cây làm thuốc với 14 loài, chiếm 36,84%; nhóm cây cho gỗ với 12 loài, chiếm 31,58% tổng số loài; nhóm cây ăn được với 9 loài, chiếm 23,68%; nhóm cây làm cảnh với 5 loài, chiếm 13,16% tổng số loài; nhóm cây tanin với 2 loài, chiếm 5,26% tổng số loài. 

3.5. Đa dạng về yếu tố địa lý

Kết quả thông kê từ bảng danh lục thực vật cho thấy các loài thuộc họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống có 5 yếu tố địa lý chính. Kết quả được trình bày ở Bảng 5.

Bảng 5: Yếu tố địa lý của các loài trong họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống


hiệu
Các yếu tố địa lý Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)
1 Toàn thế giới 0 0    
2 Liên nhiệt đới 0 0 Liên nhiệt đới 0
2.1 Nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ 0 0
2.2 Nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu
Mỹ
0 0  
2.3 Nhiệt đới châu Á và châu Mỹ 0 0
3 Cổ nhiệt đới 0 0 Cổ nhiệt đới 7,89
3.1 Nhiệt đới châu Á và châu Úc 3 7,89
3.2 Nhiệt đới châu Á và châu Phi 0 0,00 3
4 Nhiệt đới châu Á 5 13,16 Nhiệt đới châu Á 39,47
4.1 Đông Dương - Malêzi  4 10,53
4.2 Lục địa châu Á nhiệt đới  2 5,26
4.3 Lục địa Đông Nam Á 1 2,63 15
4.4  Đông Dương - Nam Trung Quốc 0 0,00
4.5 Đông Dương 3 7,89
5 Ôn đới Bắc 0 0 Ôn đới bắc 0
5.1 Đông Á - Bắc Mỹ 0 0
5.2 Ôn đới cổ thế giới 0 0
5.3 Ôn đới Địa Trung Hải - châu Âu châu Á 0 0  
5.4 Đông Á 0 0
6 Đặc hữu Việt Nam 8 21,05 Đặc hữu và cận đặc hữu
Việt Nam
44,73
6.1 Cận đặc hữu Việt Nam 9 23,68 17
7 Cây trồng 2 5,26 2 5,26
8 Yếu tố chưa xác định 1 2,63 1 2,63
Tổng 38 100 38 100
Kết quả Bảng 5 cho thấy: Về yếu tố địa lý của các loài họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống thì yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu Việt Nam có số lượng loài nhiều nhất với 17 loài, chiếm 44,73% tổng số loài; tiếp đến là yếu tố nhiệt đới châu Á với 15 loài, chiếm 39,47% tổng số loài; yếu tố cổ nhiệt đới với 3 loài, chiếm 7,89% tổng số loài; yếu tố cây trồng với 2 loài, chiếm 5,26% và yếu tố chưa xác định là 1 loài chỉ chiếm 2,63%.
             4. Kết luận
Xác định được 38 loài thuộc 9 chi của họ Sim phân bố ở Khu BTTN Pù Huống, Nghệ An. Bổ sung cho danh lục thực vật Khu BTTN Pù Huống (2016) 3 chi và 20 loài. Các loài trong họ Sim có nhiều giá trị sử dụng: cho tinh dầu với 38 loài (chiếm
100%), làm thuốc 14 loài (36,84%), lấy gỗ 12 loài (31,58%), ăn được 9 loài (23,68%), làm cảnh 5 loài (13,16%); cho tanin 2 loài (5,26%). 
Phổ dạng sống của các loài thuộc họ Sim ở Khu BTTN Pù Huống là:  SB= 7,89%Mg+34,21%Me+52,63 %Mi+5,26%Na.
Xác định được yếu tố địa lý của các loài thuộc họ Sim: yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu Việt Nam chiếm 44,73% tổng số loài; yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 39,47%; yếu tố cố nhiệt đới chiếm 7,89%; yếu tố cây trồng chiếm 5,26% và yếu tố chưa xác định chiếm 2,63%.

Tác giả bài viết: Nguyễn Cảnh Hiếu Phòng KH-TC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay950
  • Tháng hiện tại1,995
  • Tổng lượt truy cập295,109
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây